Bà Đinh Thị Thuý:

Không có sự thành công nào không đi kèm với thách thức, cũng như không có chiến thắng nào chỉ nhờ vào một cá nhân nhỏ lẻ.

Trước những thử thách mới chúng tôi luôn truyền cảm hứng cho tất cả nhân viên, quan trọng làm sao để mọi người cùng chung chí hướng, khơi gợi tinh thần chủ động sáng tạo của cán bộ nhân viên nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu nhất đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Cùng với đó, chúng tôi luôn cố gắng ưu tiên nghiên cứu các xu thế về công nghệ mới, ứng dụng trong chính sản phẩm của mình từ đó tạo ra được cái lợi thế cạnh tranh của MISA trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.

Điều cốt lõi nhất dù là mục tiêu gì cũng phải lấy khách hàng làm trung tâm, làm sao để hiểu được khách hàng, từ đó xây dựng sản phẩm của MISA hướng đến phục vụ cho chính các tệp khách hàng khác nhau.

Ngay chính tại MISA cũng rất quyết liệt để ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản trị điều hành của mình ứng dụng công nghệ AI để tăng năng suất với những điều đó chúng tôi hy vọng mình luôn luôn phải làm tốt nhất, tạo sự tin tưởng và chiếm lĩnh thị trường lớn hơn.

Bà Đinh Thị Thuý:

Đây không chỉ là một chiến lược, kế hoạch thường niên đơn thuần mà thể hiện tinh thần luôn không ngừng đổi mới sáng tạo trong quá trình phát triển của MISA sau 30 năm phụng sự xã hội.

Từ chính những thử thách chúng tôi luôn mong muốn tạo ra nguồn cảm hứng cho tất cả nhân viên và mang lại sản phẩm giá trị hữu ích cho khách hàng, còn doanh thu, doanh số chỉ là kết quả phía sau.

Để đạt được con số 1 tỷ USD trong vòng 20 năm tới, việc đầu tiên MISA phải hoàn thiện các giải pháp hiện nay để phục vụ cho khách hàng, tạo niềm tin yêu sử dụng sản phẩm.

Ở đây, hiểu được nếu muốn xây dựng một dịch vụ bắt nguồn từ nhu cầu, mong muốn của khách hàng phục vụ lợi ích cho người dùng cho nên trong thời gian này MISA đã và đang tập trung nghiên cứu về xu thế công nghệ mới, đặc biệt là ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI để đưa vào trong các sản phẩm, mang lại nhiều trải nghiệm, tăng năng suất.

Con số này chúng tôi không chỉ thực hiện tại thị trường Việt Nam mà đã và đang đặt ra mục tiêu để đưa giải pháp của MISA ra thị trường quốc tế, để tự tin những sản phẩm “Make in Việt Nam” vẫn có thể chinh phục thị trường nước ngoài.

Bà Đinh Thị Thuý:

Tôi nghĩ trên chặng đường phát triển bất cứ doanh nghiệp nào cũng vậy việc đạt được mục tiêu mình đặt ra là điều không hề dễ dàng, MISA cũng không ngoại lệ.

Là sản phẩm “Make in Việt Nam” nhưng là một doanh nghiệp tư nhân lĩnh vực cung cấp các giải pháp chuyển đổi số, MISA cũng gặp phải sự cạnh tranh với các doanh nghiệp Nhà nước/các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc cơ quan quản lý nhà nước.

Đối với khối khách hàng doanh nghiệp, họ chưa thực sự dành nhiều thời gian, chủ động đi tìm hiểu về chuyển đổi số vì còn phải tập trung vào công việc chuyên môn và kinh doanh hàng ngày. Giải pháp của MISA lại là sản phẩm vô hình, rất khó có thể diễn đạt được ngay với khách hàng nên chúng tôi cũng gặp rào cản về nhận thức của các chủ doanh nghiệp, thay đổi thói quen, thay đổi cả phương thức kinh doanh bằng cách làm mới.

Ngoài ra doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng hạn chế về nguồn vốn nên chưa sẵn sàng đầu tư cho hoạt động chuyển đổi số.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi vẫn luôn tự tin về sự lựa chọn đúng đắn của khách hàng dựa trên chất lượng, uy tín của sản phẩm với những kinh nghiệm mà chúng tôi đã trải qua.

Bà Đinh Thị Thuý:

Tại Việt Nam, chúng ta có nhiều thế mạnh, điều kiện thuận lợi để tham gia và phát triển quá trình chuyển đổi số.

Điều này thể hiện rõ ràng khi có sự vào cuộc, định hướng của toàn hệ thống chính trị, sự chỉ đạo rất sát sao từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ thể hiện tầm quan trọng của chuyển đổi số của tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội.

Người Việt Nam cũng rất thông minh, sáng tạo chủ động nghiên cứu công nghệ mới, bắt kịp xu thế công nghệ, cùng với đức tính cần cù chịu khó, có nhiều ước mơ, đặt ra những quyết tâm mà mình thực hiện biến ước mơ thành hành động cụ thể.

Chúng ta có dân số trẻ, với hơn 60% dân số dưới 35 tuổi, cùng với đó là lực lượng lao động năng động, sẵn sàng tiếp nhận và ứng dụng công nghệ mới. Điều này tạo nền tảng vững chắc cho việc tiếp nhận và phát triển chuyển đổi số, đồng thời là lợi thế trong việc phát triển kinh tế xanh thông qua việc ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại.

Cùng với đó, hiện nay việc mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực, trong đó có công nghệ và bảo vệ môi trường. Sự hợp tác này không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận công nghệ và nguồn lực tài chính quốc tế mà còn giúp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm và áp dụng các phương pháp tiên tiến trong chuyển đổi số và xanh.

Bà Đinh Thị Thuý:

Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang triển khai ứng dụng công nghệ vào quản trị doanh nghiệp. Song, có 35,3% doanh nghiệp cho biết mới chỉ chuyển đổi số một vài nghiệp vụ. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ (2,2%) doanh nghiệp đã làm chủ công nghệ và phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu và tự động hóa quy trình để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định trong hoạt động kinh doanh.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang gặp phải một số khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển đổi số.

Nổi bật nhất có thể thấy là nhiều doanh nghiệp từ trước đã đầu tư nhiều giải pháp nghiệp vụ rời rạc. Mỗi bộ phận, phòng ban dùng một giải pháp khác nhau nên không kết nối được với nhau dẫn đến thông tin phải nhập đi nhập lại, dữ liệu phân mảnh, không liên thông.

Chi phí đầu tư, hạ tầng công nghệ cũng là nội dung cần bàn tới. Để có thể số hóa toàn diện bộ máy doanh nghiệp, các công ty phải bỏ ra một mức chi phí khá lớn. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không đủ khả năng tài chính để đồng bộ hạ tầng một cách hiệu quả và toàn diện.

Cuối cùng, là nhiều doanh nghiệp không biết bắt tay vào triển khai chuyển đổi số từ đâu. Mặc dù hiện nay trên thị trường có nhiều giải pháp chuyển đổi số đa dạng tuy nhiên các doanh nghiệp gần như thiếu thông tin để có thể lựa chọn được giải pháp phù hợp với đơn vị của mình. Thêm vào đó, doanh nghiệp còn gặp khó trong việc tích hợp các giải pháp công nghệ số thành một hệ thống liên thông, xuyên suốt trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

Do vậy các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số thành công thì cần tìm hiểu, đánh giá lựa chọn nhà cung cấp giải pháp có uy tín, thương hiệu, có các giải pháp là nền tảng số quản trị toàn diện.

Bà Đinh Thị Thuý:

Để tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia và thúc đẩy quá trình đó phát triển mạnh mẽ hơn thì trách nhiệm của các doanh nghiệp công nghệ số là không nhỏ.

Nhiệm vụ của chúng tôi là phát triển những giải pháp “Make in Việt Nam” và quan trọng chính bản thân những công ty tiên phong, trở thành những doanh nghiệp dẫn dắt cũng là người phải chuyển đổi số. Là doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu Việt Nam, với 30 năm kinh nghiệm, MISA cũng luôn tâm huyết mang được những giải pháp tiên phong trong việc ứng dụng xu thế của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhanh nhất đến với khách hàng.

Các công ty công nghệ số hàng đầu Việt Nam đều giữ trong mình sứ mệnh là doanh nghiệp dẫn dắt để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia ngày càng mạnh mẽ hơn.

Bà Đinh Thị Thuý:

Một số xu hướng chính mà các doanh nghiệp có thể chú trọng trong bối cảnh mới.

Các doanh nghiệp sẽ chú trọng hơn vào việc tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững vào chiến lược kinh doanh của mình, bao gồm việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và xã hội. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp cũng sẽ áp dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn để giảm lượng chất thải và tăng cường tái sử dụng, tái chế nguyên liệu.

Hướng tới tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và triển khai các giải pháp tăng cường hiệu quả năng lượng như công nghệ IoT, trí tuệ nhân tạo để quản lý và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng.

Với sự phát triển của khoa học, công nghệ, nhiều doanh nghiệp sẽ ứng dụng các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, máy học, dữ liệu lớn, và blockchain để tạo ra các giải pháp mới, hiệu quả hơn trong quản lý, sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ bền vững.

Chuyển đổi số trong thời gian tới cũng sẽ hướng đến cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm trong chuỗi cung ứng bằng cách sử dụng công nghệ số để theo dõi và đánh giá hiệu suất môi trường, xã hội của các nhà cung cấp.

Tận dụng ưu thế chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp tập trụng phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và cộng đồng thông qua các nền tảng số, cung cấp thông tin minh bạch về các sáng kiến bền vững và tham gia vào các dự án cộng đồng.

Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh diễn ra trên mọi lĩnh vực, các doanh nghiệp sẽ hướng đến việc tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để họ có thể thích ứng với các công nghệ mới và hiểu biết về các nguyên tắc phát triển bền vững, cùng với đó là xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực hỗ trợ sự đổi mới và cam kết với môi trường và xã hội.

Thực hiện: Nguyễn Hà – Hoa Trà

Thiết kế: Tiến Thực

NGUOIDUATIN.VN | Chủ nhật, 05/05/2024 | 10:15